Quảng Cáo
Từ khóa
tổng quan về giọng, thanh nhạc Khởi đầu với guitar Piano cơ bản Organ luyện thi TN 3 - Bộ phận cung cấp làn hơi Nhạc lý, faith music văn hóa nghe nhạc giao hưởng tại việt nam Khái quát về âm nhạc, musicfaith, faithmusic Organ nâng cao Hợp âm và cách xác định hợp âm chính của 1 bản nhạc Mẫu luyện thanh TN 2 - Sự cần thiết của việc luyện tập thanh nhạc Xướng âm thực hành 1 học phí faith music các khái niệm nhạc lý Oran cơ bản Piano luyện thi Phân loại giọng người-Bộ dây tiếng-Kỹ thuật luyện giọng Tác hại của máy lạnh trong học thanh nhạc thanh nhạc nâng cao H.A 2 - Hợp âm Ký - xướng âm, music faith HỌC THỬ MIỄN PHÍ Piano đệm hát Luyện thanh giọng nam Hòa âm 3 - Chùm hợp âm bảo vệ thính giác khi chơi nhạc,musicfaith, Guitar cơ bản xử lý ngôn ngữ việt nam trong thanh nhạc, thanh nhạc Giai điệu Guitar luyện thi Thanh nhạc luyện thi Phương pháp để hát tốt nhạc lý đơn giản, faithmusic, musicfaith, tân bình, faith music Piano nâng cao thanh nhạc cơ bản Guitar 3-Các bài tập với dây 2 nhịp điệu học thanh nhạc, thu âm, phòng thu, chuyên nghiệp, Faith Music Hòa âm 1 - Định nghĩa Guitar nâng cao Hòa âm Nhạc lý cơ bản Thanh nhạc giao tiếp, thanh nhạc văn phòng Guitar 2 - Đọc nhạc và note ở dây 1 và dây 2 Khái niệm - giọng hát

TÁC HẠI CỦA MÁY ĐIÊU HÒA TRONG THANH NHẠC

 

 

KHÔNG NÊN HỌC THANH NHẠC HAY CA HÁT TRONG PHÒNG CÓ MÁY ĐIỀU HÒA ?

 

Chú ý: khi bạn có mong muốn học thanh nhạc, đừng vội vàng ham thích những nơi dạy mời chào học viên sẽ được học trong phòng VIP có máy lạnh nhé !


    Giọng nói của con người phụ thuộc vào thanh quản, là đường dẫn khí tương ứng với phần trên và phần giữa của cổ. Âm thanh được tạo ra khi luồng không khí đi từ phổi lên, tác động vào hai dây thanh trong thanh quản, kết hợp với lưỡi, răng để hình thành lời nói. 

    Thanh quản gồm 2 dây thanh đới, khi rung lên tạo nên âm sắc cho giọng nói, vì vậy, mọi hiện tượng viêm hay kích thích thanh quản đều ảnh hưởng đến âm sắc. Do đó, khi dây thanh bị kích ứng hoặc tổn thương sẽ ảnh hưởng đến giọng nói, gây khản tiếng hoặc nặng hơn là mất tiếng.


    Vào mùa hè nóng bức, nhu cầu sử dụng nước đá, các đồ ăn lạnh như kem, nước giải khát và đặc biệt là bật điều hòa tăng cao. Tuy nhiên, những thói quen này trong thanh nhạc có thể gây viêm thanh quản, dẫn đến khản tiếng, mất tiếng.


    Viêm thanh quản thường gặp ở những người làm công việc phải nói nhiều, nói to như: người dẫn chương trình, ca sĩ, giáo viên, người bán hàng, cổ động viên... Triệu chứng chính để chẩn đoán viêm thanh quản là khản tiếng hoặc mất tiếng. Khởi đầu một đợt viêm thanh quản cấp, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, sốt nhẹ; sau đó đau họng, có thể có ho, giọng nói bị khản, thậm chí mất tiếng. 

    Viêm thanh quản cấp nếu không điều trị dứt điểm sẽ tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mạn tính, thậm chí gặp những biến chứng như hạt xơ thanh quản, polyp dây thanh... Đến giai đoạn nặng, bệnh chuyển sang mạn tính, xuất hiện ho khạc đờm nhầy lẫn máu, đau vùng cổ, nuốt khó, xuất tiết vào đường thở gây ho sặc sụa.


.    Vậy thì câu hỏi đặt ra là : TÁC HẠI CỦA VIỆC HỌC THANH NHẠC HAY CA HÁT TRONG PHÒNG CÓ MÁY ĐIỀU HÒA LÀ GÌ ? 

  Thanh quản là đường dẫn khí nằm ngang với 3 đốt sống cổ 4, 5 và 6, có 2 dây thanh đới khi rung lên tạo nên âm sắc cho giọng nói. Vì vậy, mọi hiện tượng viêm hay kích thích thanh quản đều ảnh hưởng đến âm sắc. Nhiễm lạnh, nói nhiều (ở những người như phát thanh viên, giáo viên, ca sĩ…) hay tình trạng nhiễm khuẩn vùng lân cận như: viêm xoang, viêm mũi, viêm tai,… cũng có thể dẫn tới viêm thanh quản.

    Cổ họng và dây thanh quản được bao bọc bởi một lớp lông tở mỏng ( giống như lông tay và chân), trong điều kiên bình thường thì những sợi lông tơ này rất yên vị ; nhưng khi bạn ca hát và đặc biệt là trong phòng có máy điều hòa thì phần họng sẽ bị khô khiến lớp lông tơ dựng lên làm cổ họng bạn cảm thấy nhột và ngứa ở cổ họng. Và khi đó bạn sẽ cố gắng làm cho mất cảm giác đó bằng cách gằn giọng kiên tục nơi cổ họng để hết ngứa, nhưng càng làm bạn sẽ càng thêm ngứa và sẽ khiến dây thanh quản cùng cổ họng bị  trầy, dẫn đến đau họng và không hát được nữa ( tắt tiếng). 


     Nếu liên tục hát trong phòng lạnh trong thời gian dài, có thể làm nhiệt độ trong họng giảm thấp, gây hiện tượng co mạch, từ đó giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch. Tình trạng này làm khô, rát họng, là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển gây viêm họng. Bên cạnh đó, viêm nhiễm ở niêm mạc họng dễ dàng và nhanh chóng lan xuống thanh quản, gây viêm thanh quản. Triệu chứng đặc trưng nhất của viêm thanh quản là tình trạng khản tiếng kéo dài, có khi mất tiếng, đi kèm với cảm giác ngứa, đau họng, ho khan nhẹ, sau đó có thể chuyển sang ho có đờm. 
    Một số quá lạm dụng vào điều hòa nên nhiều người sử dụng thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức đầu, khô da, viêm da, thiếu khí thở... Trẻ em hay bị viêm họng, thậm chí viên phổi nếu để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp.


     Đặc biệt, khi sử dụng điều hòa lâu, mọi người nên chú ý tới việc bảo dưỡng, vệ sinh máy điều hòa thường xuyên. Nếu dùng điều hòa không vệ sinh máy, màng lọc bám bụi gây nên nhiều bệnh nghiêm trọng cho bệnh hô hấp sẽ không tót khi bạn hát trong môi trường không khí bị ô nhiễm. Vì vậy, nếu bạn muốn giữ được sức khỏe, và quan trong hơn là muốn giữ giọng của mình thì không nên học thanh nhạc hay hát liên tục và duy trì trong khoảng thời gian dài.

Chú ý: khi bạn có mong muốn học thanh nhạc, đừng vội vàng ham thích những nơi dạy mời chào học viên sẽ được học thanh nhạc trong phòng VIP có máy lạnh nhé !

Chúc các bạn thành công trong con đường âm nhạc của mình !

Ngày cập nhật 2014/10/26 Tác giả: Music Faith
TÁC HẠI CỦA MÁY ĐIÊU HÒA TRONG THANH NHẠC

Facebook Comments ()

TRUNG TÂM ÂM NHẠC FAITH MUSIC

Địa chỉ: 254/98/10 Âu Cơ, P.9, Q.Tân Bình, Tp.HCM

(Gần ngã tư Âu Cơ giao Lạc Long Quân)

Hotline:
0909.701.484 (Mr. Luân) 
 
Email:
phamhadinhluan@gmail.com
deaconchen88@yahoo.com
TRUNG TÂM ÂM NHẠC FAITH MUSIC © 2023 Thiết kế website bởi Công Ty Gia Hân

BACK TO TOP