LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÁT ĐÚNG NHỊP?

Bạn hát hay nhưng  luôn vào bài trễ nhịp hơn so với nhạc? vì thế nên bạn rất ngại khi thể hiện giọng hát của mình, vậy làm sao để hát đúng nhịp?

Ở đây chúng ta đang nói đến việc cảm nhịp, Khi có được cảm nhịp tốt, bạn có thể “ngẫu hứng” thêm thắt một số thay đổi trong cách hát và trong nhịp điệu, để bài hát vẫn theo cấu trúc nhịp cơ bản của nó, nhưng có thêm được những sáng tạo từ riêng bạn. Những chuyển động của bạn sẽ rơi chính xác vào từng nhịp một và đồng điệu với từng nhấn nhá trong bài hát. Người nghe sẽ thấy được ở bạn sự chuyển động và hòa mình cùng âm nhạc.

Bạn chưa vào nhịp tốt, Đó là do bạn chưa nắm được thời gian và nhịp của bài hát Cấu trúc một bài hát cũng như cơ thể con người, phần nhạc và lời là các chi thể, còn phần nhịp là khung xương giữ cho các bộ phận ăn khớp với nhau và chuyển động nhịp nhàng.

làm sao để hát đúng nhịp

Để hát đúng nhịp, bạn cần có cảm nhịp tốt. Khả năng cảm nhịp cùng với cảm âm, là những tiêu chuẩn cơ bản và quan trọng quyết định “chất lượng” ca hát của bạn. Vậy làm thế nào để bạn có thể hát đúng nhịp.

Để cảm thụ nhịp tốt, cần rất nhiều thời gian tập luyện. Điều quan trọng là phải bắt đầu từ căn bản để có một nền tảng thật tốt trước khi có thể “quẩy hết mình” trên sân khấu.

READ  Hòa âm là gì?

Giảng viên hướng dẫn học viên cảm âm – tập hát trên đàn piano

Đầu tiên để cảm nhịp tốt , các bạn cần nghe nhạc nhiều, cố gắng lắng nghe và vào nhịp nhạc trên những nền nhạc yêu thích, chú ý cách vào nhịp của ca sĩ, thử tập lại trên nền nhạc không lời, Cách đơn giản để nhận biết nhịp vào là “bắt” được tiếng trống mở bài. Điều này cũng sẽ giúp bạn nhận biết và bắt được nhịp đầu tiên của từng khuông nhạc, và dẫn dắt bạn xuyên suốt cả bài hát.

Có rất nhiều loại nhịp và cấu trúc nhịp. Nhịp Đơn với một trọng âm (phách mạnh) trong một ô nhịp (Ví dụ: Nhịp 2/4, nhịp 2/8, nhịp 3/4, nhịp 3/8) và Nhịp Kép, có từ 2 phách mạnh trở lên và có thể do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành (Ví dụ: Nhịp 4/4, nhịp 4/8, nhịp 6/8, nhịp 9/8…), Nhưng cơ bản nhất là hai nhịp 3/4 và nhịp 4/4. Một bài hát được phân nhỏ thành các khuông nhạc, mỗi khuôn thường sẽ có 3 đến 4 nhịp. Một nhịp điệu gần như sẽ được lặp đi lặp lại xuyên suốt bài hát.

Bạn cũng có thể tự nhịp chân hoặc vỗ tay đều đặn theo tiếng nhạc khi hát để nắm được tốc độ và nhịp của bài. Đây là một “mẹo” mà các ca sĩ thường hay sử dụng. Khi đã nắm được đều đặn nhịp điệu cơ bản, bạn sẽ đếm được có bao nhiêu nhịp từ lúc nhạc bắt đầu cho đến phần trống đánh vào bài. Bạn cũng sẽ biết được quãng nhạc dạo đầu kéo dài trong bao lâu và bạn cần đếm bao nhiêu nhịp trước khi bắt đầu hát.

READ  THẾ NÀO LÀ TIÊU CHUẨN GIỌNG HÁT HAY?

Nếu bạn luyện tập theo những cách trên và tham gia thêm những lớp thanh nhạc thì chắc chắn bạn sẽ làm tốt việc nắm nhịp của bài hát.

Chúc bạn thành công!làm sao để hát đúng nhịp

Hãy liên hệ cho chúng tôi ngay nếu bạn muốn cải thiện nhanh giọng hát của mình

    Rất hân hạnh được đón tiếp các bạn tại trung tâm với chất lượng dạy học tốt nhất Tp.HCM

      TRUNG TÂM ÂM NHẠC FAITH MUSIC 

ÂM NHẠC TRAO TAY – NIỀM TIN VỮNG CHÃI

Địa chỉ: 254/98/10 Âu Cơ, P.9 , Q. Tân Bình, Tp. HCM 

 (Gần Ngã tư Âu Cơ giao Lạc Long Quân)

Thời gian làm việc :  Thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Chúa nhật nghỉ

  •    Sáng : từ 7h đến 11h
  •    Chiều : từ 14h đến 17h
  •    Tối : từ 17h đến 21h30

​Các lớp sẽ được mở vào tất cả các ngày trong tuần để phù hợp nhất với thời gian học của học viên.

Hotline:
0909.701.484 (Mr. Đình Luân)
0902.701.484 (Mr. Thiên Long)
Email:
phamhadinhluan@gmail.com
danielchen0305@gmail.com